Các triệu chứng và dấu hiệu stress ở nam giới

Các triệu chứng và dấu hiệu stress ở nam giới

Các triệu chứng và dấu hiệu stress ở nam giới

Căng thẳng không phân biệt giữa giới tính, sắc tộc hay dân tộc. Nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai bất cứ lúc nào. Tuy nhiên cách chúng ta phản ứng với căng thẳng – về thể chất và tinh thần – và cách chúng ta kiểm soát căng thẳng khác nhau giữa nam và nữ. Từ đó, dẫn tới những dấu hiệu stress khác nhau giữa hai giới tính.

Trong bài viết dưới đây, Bieng sẽ giới thiệu cho bạn những dấu hiệu khi căng thẳng phổ biến ở nam giới bên cạnh những phương pháp giúp kiểm soát và làm dịu tinh thần.

Tổng quan 

Trong khi hầu hết các triệu chứng căng thẳng ở nam giới cũng gặp phải ở nữ giới, thì vẫn có một số triệu chứng phổ biến hơn ở nam giới. Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, nam giới thường sẽ không đưa ra báo cáo các triệu chứng căng thẳng về cảm xúc và thể chất.

Nhiều bằng chứng cho thấy rằng nữ giới kiểm soát căng thẳng tốt hơn nam giới và ít có khả năng bị trầm cảm nặng do căng thẳng liên quan đến công việc. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng căng thẳng liên quan đến gia đình, công việc và các mối quan hệ là nguyên nhân hàng đầu gây ra bất lực tâm lý.

Các dấu hiệu stress ở nam giới

Các dấu hiệu stress ở nam giới và nữ giới bao gồm các dấu hiệu và triệu chứng về thể chất, tâm lý và hành vi.

Dấu hiệu stress xuất hiện trên các mặt thể chất, tâm lý và hành vi
Dấu hiệu stress xuất hiện trên các mặt thể chất, tâm lý và hành vi (Source: Unsplash)

Về thể chất

  • đau đầu
  • táo bón
  • bệnh tiêu chảy
  • đau bụng
  • ợ nóng
  • căng cơ
  • đau cổ, lưng hoặc ngực
  • mệt mỏi
  • nhịp tim nhanh
  • khó tập trung
  • khó đạt được hoặc duy trì sự cương cứng

Về tâm lý

  • lo âu
  • buồn bã hoặc chán nản
  • cáu gắt
  • bồn chồn
  • phẫn nộ
  • mất hứng thú với tình dục

Hành vi

  • ăn quá nhiều hoặc chán ăn
  • lạm dụng ma túy hoặc rượu
  • không muốn tiếp xúc với xã hội
  • hút thuốc
  • tập thể dục ít hơn
  • bài bạc
  • nghiến chặt hàm hoặc nghiến răng
  • ác mộng
  • ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ
  • hành vi ám ảnh cưỡng chế

Đo lường căng thẳng

Một số phương pháp có thể sử dụng để đo lường căng thẳng. Bên cạnh sử dụng bảng câu hỏi thì nhiều bác sĩ sử dụng các cuộc phỏng vấn y tế để chẩn đoán căng thẳng và ảnh hưởng của nó.

Để đo lường mức độ stress và xác định xem liệu nó có gây ra các triệu chứng và dấu hiệu hay không, bác sĩ sẽ đặt ra các câu hỏi về bất kỳ sự việc gây căng thẳng dẫn đến việc bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Bác sĩ cũng có thể đề nghị một số xét nghiệm để loại trừ tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.

Căng thẳng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe nam giới

Căng thẳng thực sự có thể là một trong những lí do khiến bạn mắc bệnh. Một nghiên cứu ở mức độ toàn quốc của Hoa Kỳ đã báo cáo rằng 60 – 80%người bệnh đến gặp bác sĩ có thể do liên quan đến stress. Căng thẳng cũng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh cao hơn, bao gồm cả bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư.

Dưới đây là các biến chứng của căng thẳng và cách chúng ảnh hưởng đến sức khỏe của nam giới:

Ung thư tuyến tiền liệt

Hệ thống thần kinh dễ bị tác động bởi căng thẳng
Hệ thống thần kinh dễ bị tác động bởi căng thẳng (Source: Unsplash)

Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy căng thẳng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và thúc đẩy khối u phát triển và lây lan.

Hệ thống thần kinh giao cảm (SNS) điều chỉnh phản ứng chống lại căng thẳng của cơ thể. Hệ thần kinh đối giao cảm (PNS) hoạt động để thư giãn cơ thể. Cả hai đều đóng một vai trò trong ung thư tuyến tiền liệt.

Căng thẳng khiến SNS của bạn giải phóng noradrenaline, chất này được tìm thấy để kích hoạt phản ứng kích thích ung thư. Các sợi thần kinh PNS giải phóng một chất hóa học khác giúp tế bào ung thư phá vỡ và di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.

Rối loạn cương dương

Căng thẳng có thể gây rối loạn cương dương (RLCD) ở nam giới ở mọi lứa tuổi. Căng thẳng  về những vấn đề liên quan đến cá nhân, nghề nghiệp và các mối quan hệ là nguyên nhân hàng đầu của RLCD ở nam giới tuổi trung niên. Stress ảnh hưởng đến các tín hiệu não đến dương vật làm tăng lưu lượng máu để cương cứng.

Các tác động về thể chất và cảm xúc của căng thẳng kết hợp với căng thẳng và lo lắng về RLCD cũng góp phần vào một chu kỳ RLCD đang diễn ra. Căng thẳng mãn tính cũng làm suy yếu quá trình sản xuất testosterone, có thể gây ra bất lực.

Vô sinh nam

Ảnh hưởng của căng thẳng mãn tính đến mức testosterone, sản xuất tinh trùng và chất lượng tinh trùng làm tăng nguy cơ vô sinh.

Bệnh tim mạch

Cholesterol là một trong những nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh tim
Cholesterol là một trong những nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh tim (Source: Unsplash)

Tất cả các loại căng thẳng đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Căng thẳng làm tăng huyết áp và cholesterol. Đây là những yếu tố nguy cơ chính trong sự phát triển của bệnh tim. Các đợt căng thẳng lặp đi lặp lại cũng gây viêm động mạch vành, làm tăng nguy cơ đau tim.

Các vấn đề mãn tính về đường tiêu hóa

Căng thẳng liên tục cũng thể có thể tàn phá hệ tiêu hóa. Ngay cả những đợt căng thẳng cấp tính cũng sẽ gây đau và khó chịu ở dạ dày, nhưng khi căng thẳng trở thành mãn tính, bạn có thể gặp phải các vấn đề liên tục, bao gồm:

  • táo bón hoặc tiêu chảy
  • ợ nóng
  • trào ngược axit
  • viêm loét dạ dày

Đau mãn tính

Căng thẳng có liên quan đến việc tăng nhạy cảm với cơn đau. Nó làm cho các cơ của bạn căng ra, có thể dẫn đến các cơn đau liên tục ở cổ, vai và lưng của bạn. Stress cũng là một nguyên nhân phổ biến gây đau đầu và đau nửa đầu. Ngoài ra, việc sống chung với các cơn đau mãn tính cũng làm tăng căng thẳng và lo lắng của bạn, tạo ra một vòng luẩn quẩn.

Thường xuyên bị cảm lạnh và nhiễm trùng

Căng thẳng mãn tính ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn và cản trở phản ứng viêm, khiến bạn dễ bị cảm lạnh và nhiễm trùng.

Giảm căng thẳng

Có nhiều cách để mọi người giảm căng thẳng mà không chỉ riêng nam giới
Có nhiều cách để mọi người giảm căng thẳng mà không chỉ riêng nam giới (Source: Unsplash)

Học cách kiểm soát stress sẽ giúp giảm các triệu chứng và nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến căng thẳng. Và tất nhiên có nhiều cách để giảm căng thẳng. Dưới đây là một vài gợi ý:

  • Tìm đến sự hỗ trợ. Nói chuyện với bác sĩ, các thành viên trong gia đình, bạn bè hoặc cố vấn. Tâm sự về các vấn đề bạn gặp phải có thể giảm bớt gánh nặng và giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
  • Cắt giảm các tác nhân gây căng thẳng. Nếu bạn cảm thấy quá tải, hãy cắt giảm khối lượng công việc hoặc bất kỳ việc nào khác để dành cho bản thân thời gian thư giãn.
  • Dành thời gian với mọi người. Nam giới đặc biệt có xu hướng cô lập bản thân khi cảm thấy stress và điều này có thể khiến họ cảm thấy tồi tệ hơn. Dành thời gian với người khác để giải tỏa các vấn đề của bản thân là một lựa chọn tốt.
  • Tăng cường các hoạt động thể chất. Đi bộ, đạp xe hoặc tập thể dục. Tập thể dục làm giảm căng thẳng và lo âu. Bên cạnh đó, nó cũng có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Ngoài ra, yoga đã được chứng minh là đặc biệt có lợi cho việc giảm căng thẳng.
  • Dành thời gian cho những thứ bạn thích. Hãy dành thời gian cho sở thích của bản thân. Cho dù đó là đọc sách hay xem phim, có thể giúp bạn thư giãn trong thời gian căng thẳng.

Tổng kết 

Các triệu chứng và dấu hiệu stress ở nam giới có thể theo mức độ từ nhẹ đến nặng và chúng có thể cản trở các hoạt động hàng ngày. Căng thẳng có thể được kiểm soát bằng nhiều phương pháp cũng như nhiều liệu pháp tinh thần, nhưng nếu bạn cần trợ giúp hoặc lo âu về các triệu chứng của mình, hãy đến gặp và nói chuyện với bác sĩ.