
Tác động của stress lên khuôn mặt chúng ta
Những tác hại của stress biểu hiện lên khuôn mặt chúng ta
Ai rồi cũng cảm thấy căng thẳng ở một thời điểm nào đó, nhưng khi nó kéo dài, tác hại của stress sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe. Chúng biểu hiện ở cả bên ngoài và bên trong cơ thể. Mà ở bên ngoài, chúng ta có thể thấy dễ dàng qua khuôn mặt.
Da khô, nếp nhăn và mụn trứng cá chỉ là một số biểu hiện. Hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây và tìm hiểu những tác hại khác của stress có thể có trên khuôn mặt của bạn nhé. Bên cạnh đó, một số cách giảm căng thẳng cũng sẽ được Bieng gửi đến bạn.
Cách stress biểu lộ trên khuôn mặt
Căng thẳng mãn tính có thể biểu hiện trên khuôn mặt của bạn theo hai cách. Đầu tiên, các hormone mà cơ thể tiết ra khi bạn cảm thấy căng thẳng có thể dẫn đến những thay đổi sinh lý ảnh hưởng tiêu cực đến làn da. Thứ hai, stress cũng có thể dẫn đến các thói quen xấu như nghiến răng hoặc cắn môi.
Mụn

Khi bạn cảm thấy stress, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều hormone cortisol hơn. Cortisol khiến vùng dưới đồi ở não sản xuất ra hormone giải phóng corticotropin (CPH). CRH được cho là có tác dụng kích thích tiết dầu từ các tuyến bã nhờn xung quanh nang tóc. Việc sản xuất quá nhiều dầu bởi các tuyến này có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến mọc mụn.
Mặc dù người ta tin rằng stress gây ra mụn trứng cá nhưng chỉ có một số nghiên cứu đánh giá mối liên hệ này.
Nghiên cứu năm 2017 đã xem xét tác hại của căng thẳng lên mụn trứng cá ở nữ sinh viên y khoa trong độ tuổi từ 22 đến 24. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mức độ căng thẳng càng cao tỉ lệ thuận với mức độ nghiêm trọng của mụn.
Một nghiên cứu dịch tễ học của Hàn Quốc năm 2011 cũng chỉ ra rằng căng thẳng, thiếu ngủ, uống rượu và kinh có thể khiến tình trạng mụn ở mặt xấu hơn.
Bọng mắt

Một tác hại của stress mà chúng ta cũng có thể dễ dàng thấy được là bọng mắt. Chúng trở nên phổ biến theo tuổi tác do các cơ hỗ trợ xung quanh mắt của bạn yếu đi. Da chảy xệ do mất độ đàn hồi cũng có thể góp phần hình thành quầng mắt
Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng căng thẳng do thiếu ngủ là tăng các dấu hiệu lão hóa. Chẳng hạn như nếp nhăn, giảm độ đàn hồi và sắc tố không đồng đều. Da mất độ đàn hồi cũng góp phần hình thành bọng mắt.
Khô da

Lớp sừng là lớp ngoài cùng của da. Nó chứa protein và lipid đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ nước cho tế bào da. Nó cũng hoạt động như một hàng rào bảo vệ da bên dưới. Khi lớp sừng không hoạt động bình thường, da sẽ trở nên khô và ngứa.
Theo một bài đánh giá được công bố năm 2014 trên tạp chí Inflammation & Allergy Drug Targets, hai nghiên cứu thực hiện trên chuột đã chỉ ra stress làm suy yếu chứng năng bảo vệ của lớp sừng và ảnh hưởng đến khả năng giữ nước.
Đồng thời, bài đánh giá cũng đề cập một số nghiên cứu trên người đã phát hiện ra rằng căng thẳng khi phỏng vấn và căng thẳng trong đổ vỡ hôn nhân cũng làm chậm khả năng phục hồi của lớp sừng.
Phát ban

Stress có những tác hại tiêu cực đến hệ thống miễn dịch. Khi hệ thống miễn dịch suy yếu, cân bằng của vi khuẩn trong ruột và da sẽ bị phá vỡ hay còn gọi là rối loạn sinh học. Sự mất cân bằng trên xảy ra trên da cũng đồng nghĩa với việc mẩn đỏ hoặc phát ban.
Căng thẳng được biết là nguyên nhân kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm một số bệnh.
Nếp nhăn

Một tác hại dễ thấy của stress chính là nếp nhăn. Căng thẳng gây ra những thay đổi đối với các protein trong da và làm giảm độ đàn hồi. Mất đàn hồi góp phần hình thành nếp nhăn.
Stress cũng có thể dẫn đến việc nhíu mày lặp lại nhiều lần và dẫn đến hình thành nếp nhăn.
Bạc tóc và rụng tóc

Các tế bào biểu bì tạo ra sắc tố melanin mang lại màu tóc cho mái tóc của bạn. Nghiên cứu năm 2020 được công bố trên Nature cho thấy hoạt động thần kinh giao cảm do căng thẳng có thể khiến các tế bào gốc tạo ra hắc tố biến mất. Một khi các tế bào này biến mất, các tế bào mới sẽ mất màu và chuyển sang bạc tóc.
Stress kinh niên cũng có thể làm gián đoạn chu kỳ phát triển của tóc và dẫn đến tình trạng telogen effluvium. Telogen effluvium khiến lượng tóc rụng nhiều hơn bình thường.
Những tác hại khác của stress ảnh hưởng đến khuôn mặt
Những tác hại của stress có thể ảnh hưởng đến khuôn mặt chúng ta ngoài những tác hại nêu trên bao gồm:
- Tổn thương răng miệng. Nhiều người có thói quen nghiến răng khi cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng. Theo thời gian, điều này có thể gây ra những tổn thương răng vĩnh viễn.
- Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm (TMD). Là một nhóm các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến khớp nối hàm kết nối với hộp sọ. Điều này có thể do bạn nghiến răng nhiều lần.
- Đỏ mặt. Căng thẳng có thể khiến bạn thay đổi thói quen thở. Những thói quen này có thể khiến bạn bị đỏ mặt tạm thời.
- Đau môi. Bên cạnh nghiến răng nhiều người có thói quen bặm môi hoặc phần bên trong miệng khi bị stress.
Cách đối phó với căng thẳng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến stress như người thân trong gia đình đột ngột qua đời hoặc bị sa thải,… Tuy nhiên, tìm cách đối phó với căng thẳng và giảm thiểu những căng thẳng có thể tránh được giúp bạn kiểm soát stress tốt hơn.
Một số cách bạn có thể áp dụng bao gồm:
- Sắp xếp thời gian thư giãn. Dành thời gian cho những hoạt động giúp bạn cảm thấy thư giãn có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng. Đặc biệt, đây là những khoảng nghỉ ngơi cần thiết cho những khi bạn cảm thấy quá tải.
- Duy trì thói quen lành mạnh. Tập thể dục giúp bạn giảm mức độ hormone gây ra stress và cho bạn một khoảng thời gian để giải tỏa tâm trí.
- Trò chuyện cùng mọi người. Có những buổi gặp gỡ trò chuyện với bạn bè, người thân hoặc bác sĩ tâm lý giúp nhiều người đối phó với stress.
- Tránh chất kích thích và rượu. Sử dụng chất kích thích và rượu liên tục có thể gây ra thêm những vấn đề về stress.
Tổng kết
Nhìn chung, căng thẳng là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Tuy nhiên với một khoảng thời gian dài, tác hại của stress sẽ dần xuất hiện trên cơ thể bạn. Đặc biệt chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy trên khuôn mặt. Mụn, bạc tóc và da khô chỉ là một vài trong số những tác hại của stress biểu hiện ra bên ngoài.
Giảm thiểu các nguyên nhân có thể tránh được stress trong cuộc sống và học các kỹ năng để kiểm soát chúng có thể giúp bạn chống lại những dấu hiệu lão hóa sớm.